
Táo bón khi mang thai - Nguyên nhân, ảnh hưởng & cách giảm táo bón hiệu quả
Theo ước tính, có khoảng trên 50% thai phụ gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Bài viết này là những thông tin hữu ích mà mẹ bầu không nên bỏ qua!
1/ Vì sao chị em thường bị táo bón khi mang bầu?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, biểu hiện rõ rệt qua việc tình trạng phân không đều, khó đi kèm theo cảm giác đau và cứng mỗi khi đi vệ sinh. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mang thai cơ bản nhất bao gồm:
- Sự gia tăng của hormone Progesterone khi mang thai dẫn tới sự thư giãn của các cơ trong đó có cả ruột, khi ruột di chuyển chậm có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn dẫn tới táo bón.
- Tử cung phát triển cùng với sự lớn lên của thai nhi sẽ chèn ép tĩnh mạch dưới, tĩnh mạch vùng chậu và chiếm chỗ trong ổ bụng khiến không gian của đường tiêu hóa bị thu hẹp lại, thức ăn di chuyển chậm hơn.
- Với những thai phụ nghén, có hiện tượng nôn sẽ gây mất nước dẫn tới hiện tượng bị táo bón khi mang bầu.
- Việc bổ sung sắt, canxi trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho cơ thể bị “nóng trong” dẫn tới táo bón.

Theo ước tính có >50% mẹ bầu phải đối diện với tình trạng táo bón trong thai kỳ
- Khi mang bầu, cơ thể của phụ nữ thường nặng nề hơn, nhiều người cảm thấy mệt mỏi nên có xu hướng lười vận động. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón do nhu động ruột không tốt.
- Chế độ ăn uống không phù hợp, đặc biệt là thiếu rau xanh, ít uống nước, ăn quá nhiều đạm…
- Ngoài ra, táo bón khi mang thai có thể xuất phát từ việc thai phụ sử dụng thuốc nhuận tràng không đúng cách, thói quen nhịn đi vệ sinh, bệnh nhược giáp, tiểu đường thai kỳ…
2/ Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo ước tính, có khoảng trên 50% thai phụ gặp phải tình trạng táo bón tại 1 vài thời điểm nhất định hoặc trong suốt thai kỳ của mình. Bị táo bón khi mang bầu có nguy hiểm gì không, có ảnh hưởng tới em bé không? Chia sẻ về điều này, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, táo bón có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu không có hướng xử trí hiệu quả, cụ thể là:
- Táo bón làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc sa trực tràng, gây nên nhiều bất tiện khi đi vệ sinh, cảm giác vô cùng khó chịu, đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.
- Ở những giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu bị táo bón khi mang thai mức độ nặng, các mẹ bầu dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài làm tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai.
- Các chất độc tồn dư trong phân như phenol, amoniac, indol có khả năng hấp thụ ngược trở lại nếu bị táo bón kéo dài, chúng không được đẩy ra khỏi cơ thể.
- Mẹ bầu táo bón thường cảm thấy bị áp lực, gia tăng cảm giác mệt mỏi, cáu gắt.
- Làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng của cả Mẹ và con.

Táo bón có ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng đời sống của thai phụ
Nói tóm lại, tuy là một triệu chứng thường gặp nhưng thai phụ không nên xem nhẹ hiện tượng bị táo bón khi mang bầu thay vào đó cần tìm cách giảm tình trạng này một cách hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho cả Mẹ và thai nhi.
3/ Mách mẹ bầu cách giảm táo bón khi mang thai hiệu quả
Như trên đã đề cập về các nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng táo bón trong thai kỳ. Để cải thiện táo bón, chị em thai phụ hãy áp dụng theo các cách sau:
*** Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho đường tiêu hóa
Bạn có thể cải thiện chứng táo bón khi mang thai bằng cách bổ sung nhiều hơn các nhóm thực phẩm sau vào thực đơn của mình:
- Ăn nhiều rau xanh để tăng chất xơ, hạn chế táo bón
- Ưu tiên các loại trái cây có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên để giúp tiêu hóa tốt hơn như táo, mơ, nho, đào, lê, mận, mận, quả mâm xôi và dâu tây…
- Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì
- Protein có nguồn gốc thực vật và đạm lành mạnh
Bên cạnh đó, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Bổ sung rau củ và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày để đẩy lùi táo bón khi mang thai
*** Uống đủ nước
Uống đủ nước là việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực để cải thiện và giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị táo bón khi mang bầu. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây, nước rau, canh trong mỗi bữa ăn, sữa…
*** Tạo những thói quen tốt làm giảm và phòng ngừa táo bón
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, táo bón có thể được đẩy lùi khi bạn có đủ các thói quen tốt cho hệ tiêu hóa sau đây:
- Thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng, tốt nhất trong khung giờ từ 05h - 07h, là khung giờ cơ thể đào thải độc tố, đường ruột hoạt động mạnh mẽ.
- Thói quen uống một cốc nước ấm ngay khi thức dậy giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh hơn.
- Vận động hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh và không bị táo bón khi mang thai.
- Hãy thả lỏng bản thân khi đi vệ sinh và đi vệ sinh đúng tư thế.
*** Một vài lời khuyên khác
Nếu bạn bị táo bón khi mang thai với mức độ khá nặng, bạn cần đi thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc sử dụng các sản phẩm, thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng để làm giảm tình trạng táo bón.
Mặt khác, việc bổ sung sắt hay các loại thuốc bổ, canxi khi mang thai cũng cần tuân thủ hướng dẫn, lời khuyên của bác sĩ sản khoa.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách làm giảm táo bón khi mang thai hiệu quả. Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh như ý.
Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với Dr Thành Sơn theo cách thức sau:
—----------------------------
DR THÀNH SƠN
GIEO MẦM HẠNH PHÚC
Địa chỉ: Lô 29, dự án 319, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Thời gian làm việc: từ 08h - 18h tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày Lễ Tết
Hotline: 078.666.9696
Facebook: DR Thành Sơn

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG NGÀY 8.3
03/03/2023-cr-780x350.jpg)