Chuyển tới nội dung
Sức khỏe sinh sản
Tất tần tật các dấu hiệu mang thai & những câu hỏi liên quan

Tất tần tật các dấu hiệu mang thai & những câu hỏi liên quan

17/03/2023

Đâu là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết và thường gặp nhất ở chị em phụ nữ? Theo dõi phần nội dung ở dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất!

1. Quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, tinh trùng có thể gặp trứng trong khoảng thời gian ước tính ngắn nhất mất khoảng 45 phút và chậm nhất là 12h đồng hồ tính từ thời điểm người chồng xuất tinh vào bên trong âm đạo của người vợ. Sau đó, quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử sẽ đi xuống ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nang và di chuyển vào buồng tử cung, quá trình này mất khoảng 3-4 ngày. Sau khi hợp tử tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Sẽ cần 7-10 ngày cho quá trình làm tổ. 

Quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai? Như đã phân tích ở trên về quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng, ta có thể thấy rằng sau khi quan hệ tối thiểu 1 tuần (7 ngày), chị em đã có thể mang thai và xuất hiện những dấu hiệu mang thai đầu tiên. 

dau-hieu-mang-thai.jpg (83 KB)

Có rất nhiều tín hiệu cho thấy bạn đã mang thai

2. Các dấu hiệu mang thai thường gặp nhất 

Cần phải lưu ý rằng, cơ địa của mỗi người là khác nhau vì thế khó có thể dự đoán chính xác thời điểm xuất hiện các dấu hiệu mang thai, có thể nhanh hoặc chậm ở mỗi chị em. Tuy nhiên, các dấu hiệu ở dưới đây rất có thể là “chỉ báo” về việc cấn bầu ở chị em phụ nữ:

Chậm kinh 

Đây là dấu hiệu có tính chắc chắn nhất tuy nhiên thường sẽ sau 2 tuần trở lên tính từ ngày có quan hệ (quan hệ vào trong cửa sổ thụ thai) mới xảy ra. Tuy nhiên không phải trường hợp nào chậm kinh cũng là dấu hiệu có bầu, chị em cần xem xét thêm các biểu hiện khác nữa. 

Thay đổi ở vùng ngực

Ngay sau khi thụ tinh thành công, nồng độ hormone hCG (Hormone thai kỳ) tăng cao kéo theo những thay đổi dễ nhận thấy ở vùng ngực như ngực sưng, có cảm giác đau, đầu ngực trở nên sẫm màu, quầng vú dần lớn hơn. 

Nhạy cảm với mùi, vị 

Rất nhiều chị em phụ nữ “bỗng” trở nên nhạy cảm lạ thường với mùi và vị. Đây được xem là một trong các dấu hiệu mang thai sớm. Hormone hCG tăng cao khi bắt đầu “cấn bầu” khiến bạn bị kích thích cảm giác thèm ăn đối với một số món ăn nào đó mặt khác lại sợ hoặc không thích một vài món khác.

dau-hieu-mang-thai-2.jpg (30 KB)

Nhạy cảm với mùi có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang có thai

Đi tiểu nhiều lần

Theo các bác sĩ, khi bắt đầu có thai, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố một cách đáng kể cùng với đó là sự tăng kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang sẽ khiến chị em buồn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là về ban đêm.

Buồn nôn

Ước tính có tới ⅔ chị em mang bầu 3 tháng đầu thường xuyên buồn nôn. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, có thể xuất hiện ngay khi vừa “cấn bầu”. Có một số ít trường hợp chị em sẽ buồn nôn, nôn trong suốt cả thai kỳ. 

Dịch tiết âm đạo nhiều, "vùng kín" ẩm ướt hơn

Chất nhầy cổ tử cung (còn gọi là dịch tiết) được liên tục sản xuất trong nhiều ngày sau khi quá trình thụ tinh được diễn ra khiến chị em cảm thấy vùng kín luôn ẩm ướt, tuy nhiên dịch tiết sẽ trong và ít có (thường là không có) mùi hôi bất thường.

Đau lâm râm bụng dưới 

Đau lâm râm bụng dưới là một trong các dấu hiệu mang thai sớm thường gặp nhất. Chị em sẽ có cảm giác bụng dưới lâm râm đau tương tự như những ngày gần kỳ kinh nguyệt hoặc giữa chu kỳ khi hiện tượng rụng trứng xảy ra. Lý giải về điều này, các bác sĩ sản khoa cho biết, hiện tượng này thường chỉ xảy ra từ 2-3 ngày khi trứng đã vào tử cung và làm tổ. 

Mệt mỏi, tâm tính thay đổi thất thường

Sự tăng lên một cách nhanh chóng của hormone hCG có tác động tới tâm tính của chị em, rất nhiều người chia sẻ rằng, ở những ngày đầu tiên (bao gồm cả thời điểm thử que chưa lên 2 vạch) họ thường thấy rất khó chịu, mệt mỏi, bứt rứt trong người, có thể vui buồn bất chợt, dễ cáu giận và nổi nóng.

dau-hieu-mang-thai-3.jpg (52 KB)

Dễ buồn nôn hoặc nôn

Thân nhiệt cao hơn

Khi việc thụ thai xảy ra, lượng hormone progesterone tiết ra nhiều khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Hiện tượng này tương tự với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên không ít chị em nhầm lẫn. 

Chóng mặt, ngất xỉu

Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, khi mới mang thai, quá trình lưu thông máu tăng do có sự thay đổi về nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, chị em thường cảm nhận được những cơn nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Bên cạnh đó, ở những ngày đầu của thai kỳ, khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi cũng khiến lượng đường trong máu thấp, đây cũng là nguyên nhân khiến chị em chóng mặt, ngất xỉu.

Các dấu hiệu mang thai khác 

Ngoài các dấu hiệu thường gặp nhất mà chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn có thể quan sát và dự đoán khả năng mang thai của mình qua các biểu hiện sau:

- Đau mỏi lưng 

- Đầy hơi, táo bón 

- Chảy máu âm đạo (máu báo thai)

- Khó thở, hụt hơi

- Chảy máu chân răng, đau nướu và lợi

- Buồn ngủ nhiều hơn

- Chứng chuột rút

dau-hieu-mang-thai-4.jpg (66 KB)

Dễ buồn ngủ khi mới “cấn bầu”

3. Nên làm gì khi có các dấu hiệu mang thai?

Nên làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai là câu hỏi của rất nhiều chị em. Dưới đây là những việc bạn cần đặc biệt lưu ý:

3.1 Xác định chính xác việc mình có mang thai hay không

Chị em có thể dùng que thử thai (sau ít nhất 1 tuần tính từ ngày quan hệ) để xác định xem liệu mình có mang bầu không tuy nhiên ở khoảng thời gian này, kết quả có thể không chính xác. Thông thường, thử que sau khi chậm kinh 1 vài ngày sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

Để chắc chắn nhất về việc mình đã mang thai hay chưa bạn cần đi thăm khám ở phòng khám sản phụ khoa hoặc các bệnh viện. Bằng các xét nghiệm máu, thử nước tiểu và siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn đã mang thai hay chưa để từ đó có phương án tiếp theo. 

3.2 Dành thời gian nghỉ ngơi

Bạn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên khó chịu, tâm trạng thất thường? Chúng có thể là các dấu hiệu mang thai sớm nhưng cũng có thể là biểu hiện của việc cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì thế, hãy tạm gác lại công việc, dành thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt nếu bạn thật sự mang thai, việc nghỉ ngơi ở những ngày đầu của thai kỳ là cực kỳ cần thiết. 

3.3 Củng cố kiến thức về mang thai 

Hãy dành thời gian tìm hiểu, củng cố các kiến thức về mang thai để có một tâm lý vững vàng cho thai kỳ sắp tới giúp Mẹ khỏe con khỏe bạn nhé. 

dau-hieu-mang-thai-1.jpg (69 KB)

Ảnh minh họa: Đi thăm khám khi có dấu hiệu mang thai

4. Một số câu hỏi liên quan tới dấu hiệu mang thai

4.1 Không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh, vì sao?

Như trên đã nói, cơ địa của mỗi chị em là khác nhau, không phải ai cũng có dấu hiệu mang thai mặt khác kinh nguyệt có thể rối loạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh phụ khoa, căng thẳng kéo dài hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc, sự thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt… Vì thế, khi trễ kinh chị em cần xác định xem mình có mang thai hay không bằng cách dùng que thử thai hoặc đi thăm khám. 

4.2 Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng không mang thai

Các bác sĩ chuyên khoa sản gọi đây là hiện tượng “mang thai giả”. Theo đó, chị em thường có các biểu hiện tương tự như đang “cấn bầu” bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi kích thước ngực, đi tiểu nhiều… nhưng thực tế không hề mang thai. Lý giải về hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng, yếu tố tâm lý chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới “mang thai giả”. Ngoài ra, một số bệnh lý nhất định cũng có thể gây nên hiểu lầm này. Lúc này chị em cần đi thăm khám, gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên cần thiết, hữu ích nhất.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về các dấu hiệu mang thai, việc nên làm khi có dấu hiệu mang thai và lời giải đáp cho những băn khoăn thường gặp của chị em phụ nữ về vấn đề này. 

Để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức sau.


DR THÀNH SƠN - Gieo Mầm Hạnh Phúc

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
454
Lượt xem

Bài viết khác