Chuyển tới nội dung
Sức khỏe sinh sản
Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai

Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai

09/05/2023

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý phổ biến và thường xuất hiện ở tuần thai kỳ thứ 6 trở đi. Nếu không được phát hiện, điều trị và phòng tránh kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Hãy theo dõi các nội dung dưới đây để có được phương pháp xử lý sớm khi bị viêm đường tiết niệu.

1/ Vì sao khi mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu?

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ thường có sức đề kháng kém, vậy nên rất dễ bị các vi khuẩn từ da, âm đạo và trực tràng xâm nhập. Từ đó sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Ngoài nguyên nhân trên thì tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai còn do các yếu tố như:

  • Các hormone thai kỳ sẽ khiến dòng chảy của nước tiểu chậm hơn so với bình thường và thời gian đi qua đường tiết niệu mất nhiêu thời gian hơn khiến vi khuẩn có thời gian để sinh sôi và gây ra bệnh.
  • Do bàng quang chịu sức ép củ tử cung khiến lượng nước tiểu không thể xuất hết. Lượng nước tiểu còn sót lại đó chính là môi trường để các vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Vi khuẩn Escherichia Coli và các vi khuẩn khác ở khu vực hậu môn có thể tấn công vào đường tiết niệu nếu bạn vệ sinh và quan hệ tình dục không đúng cách, an toàn.
  • Những chị em có liên cầu nhóm B thường dễ bị viêm đường tiết niệu hơn bình thường. Do liên cầu nhóm B có trong ruột và âm đạo, khi mang thai sẽ tấn công đường tiết niệu. Bên cạnh đó chúng còn lây truyền sang cho con trong quá trình sinh nở nếu không được đảm bảo an toàn.

Để ngăn chặn tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai thì mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe định kỳ. Khi thấy các dấu hiệu và triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai

2/ Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Theo một số thông kê thì có tới 10% chị em khi mang thai sẽ gặp tình trạng viêm đường tiết niệu. Chúng thường tái phát lại thường xuyên, nhất là với những chị em đã từng mang thai trước đó và có các bệnh nền khác.

Dưới đây là một số dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai chị em cần lưu tâm:

  • Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường (không phải là những ngày cuối thai kỳ)
  • Khó chịu, đau rát mỗi khi đi tiểu
  • Thường xuyên cảm thấy căng tức bụng dưới nhưng đi tiểu lại rất ít
  • Số lượng nước tiểu thay đổi, có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có mùi hôi bất thường, có máu hoặc màu vàng đục
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Thường xuyên đau tức ở vùng bụng dưới
  • Đau mỗi khi quan hệ tình dục
  • Đau lưng, sốt, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai
 

3/ Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xảy ra ở nhiều bộ phận như thận, ống niệu đạo, ống niệu quản. Thậm chí chúng còn phát triển âm thầm và lan rộng ra các bộ phận khác gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Biến chứng nguy hiểm cho mẹ

Bắt từ tuần thai thứ 6 đến 24 mẹ bầu sẽ có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn những thời điểm khác. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Khiến thận bị viêm nhiễm, tổn thương vĩnh viễn hoặc sỏi thận, áp xe thận, suy thận cấp
  • Viêm nhiễm lâu ngày có thể gây sẹo và hẹp đường niệu đạo
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, tiền sản giật gây chuyển dạ sinh non
  • Suy hô hấp, thiếu máu… không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà còn kéo dài mãi về sau này

Gây nguy hiểm cho thai nhi

Mẹ bị viêm đường tiết niệu khi mang bầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Một số biến chứng như sảy thai, thai lưu, sinh non. Ngoài ra nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng nguy hiểm nhất, chúng có thể gây tử vong cho trẻ.

Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai
 

4/ Chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Để xác định bản thân có bị viêm đường tiết niệu khi mang thai hay không thì bạn cần tới các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh lý:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm chức năng thận, phân tích máu, CRP, men gan
  • Khám phụ khoa, kiểm tra viêm nhiễm
  • Nếu một số trường hợp không có dấu hiệu thì các bác sĩ sẽ tiến hành cấy vi trùng trên mẫu nước tiểu giữa dòng

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu thường là do các vi khuẩn. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho các mẹ bầu mà vẫn hiệu quả các bác sĩ thường cho sử dụng thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà sẽ có thời gian sử dụng thuốc khác nhau.

Thông thường các bác sĩ sẽ thường kê các thuốc như:

  • Amoxicillin
  • Erythromycin
  • Penicillin

Trong thời gian mang thai bị viêm nhiễm đường tiết niệu thì mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc sau. Do chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số loại thuốc đó là ciprofloxacin (Cipro), sulfamethoxazole, tetracycline hoặc trimethoprim (Primsol, Proloprim, Trimpex).

Để đảm bảo được hiệu quả nhất thì mẹ bầu cần liên hệ với các bác sĩ điều trị hoặc theo dõi thai sản của mình. Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng các loại thuốc trên. Nếu bệnh lý nặng thì sẽ cần phải sử dụng thuốc liều mạnh hơn hoặc tiêm tĩnh mạch.


Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu khi mang thai

5/ Phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai

Xây dựng chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai. Để ngăn ngừa tình trạng này thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, men vi sinh, các loại hạt…. trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay, nóng, lên men hoặc các chất kích thích, caffeine.
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần giúp loại bỏ nước tiểu bị đọng lại và các vi khuẩn có hại có trong đường niệu đạo.
  • Luôn giữ vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là hậu môn để các vi khuẩn không lây nhiễm sang bộ phận khác.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp với mẹ bầu. Hạn chế sử dụng giấy, xà phòng, các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…
  • Mặc đồ lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi và có kích thước phù hợp. Điều này cũng giúp bạn bảo vệ vùng kín khỏi các vi khuẩn và các tổn thương khác.
  • Hạn chế tắm bồn khi mang thai.
  • Kiểm tra sức khỏe và nước tiểu định kỳ để đảm bảo hệ tiết niệu được phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó nên cập nhật các kiến thức về sức khỏe sinh sản thường xuyên để khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sẽ điều trị kịp thời.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và thai nhi. Vậy nên hãy cố gắng điều trị càng sớm sẽ càng đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.

Nếu cần giải đáp các câu hỏi liên quan hay đặt lịch thăm khám và tư vấn, bạn chỉ cần để lại thông tin tại FORM MẪU hoặc liên hệ Hotline. Đội ngũ bác sĩ và tổ chuyên môn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn miễn phí và nhanh nhất.


DR THÀNH SƠN - Gieo Mầm Hạnh Phúc

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
395
Lượt xem

Bài viết khác