Chuyển tới nội dung

Sức khỏe sinh sản

Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa

Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa

04/05/2023

Tình trạng mẹ bầu bị trĩ khi mang thai rất phổ biến và thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ. Chúng gây ra rất nhiều bất tiện cho mẹ bầu nên nhiều người lo lắng không biết chúng có nguy hiểm cho thai kỳ hay không. Điều trị và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết.

1/ Vì sao mẹ bầu lại bị trĩ khi mang thai?

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu thường hay bị táo bón, kèm theo đó là áp lực từ sự phát triển của thai nhi lên vùng hậu môn gây ra trĩ. Bị trĩ khi mang thai sẽ gây khó chịu rất nhiều cho sản phụ do ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

1.1 Nguyên nhân

Có đến 50% chị em mang thai đều bị trĩ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị trĩ khi mang thai:

  • Áp lực từ tử cung do thai nhi ngày càng lớn lên. Thai nhi sẽ gây áp lực lên xương chậu, trực tràng và các tĩnh mạch gần hậu môn dẫn đến tình trạng sưng đau khó chịu.
  • Nồng độ nội tiết progesterone khi mang thai sẽ tăng cao hơn so với bình thường nên sẽ làm cho các thành mạch dễ bị sưng, quá trình nhu động ruột bị chậm lại. Và chúng sẽ khiến cho bạn dễ gặp phải tình trạng táo bón.
  • Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng trong thai kỳ có thẻ gây ra tác dụng phụ là táo bón. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị trĩ khi mang thai.
  • Việc bổ sung chất dinh dưỡng, thay đổi hormone sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi việc khó bài tiết chất thải kéo dài sẽ gây lên bệnh trĩ.
  • Tăng thể tích máu làm các tĩnh mạch mở rộng cũng gây ra tình trạng trĩ khi mang bầu.

Ngoài ra tình trạng ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài và thường xuyên rặn khi đi vệ sinh khi mang thai cũng gây ra tình trạng trĩ.

1.2 Dấu hiệu

Bị trĩ khi mang thai cũng có các dấu hiệu, triệu chứng giống như người bình thường như:

  • Chảy máu khi đại tiện
  • Đau sưng vùng quanh hậu môn
  • Ngứa rát vùng quanh hậu môn và tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều hơn mỗi lần đi vệ sinh
  • Thường xuyên có cảm giác đại tiện chưa hết
  • Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà kích thước của sa búi trĩ lớn hay nhỏ sẽ khác nhau.

1.3 Phân loại

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà các chúng ta sẽ chia chúng thành 2 loại khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trĩ nội

Bị trĩ nội khi mang thai là tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng phình to, búi trĩ sẽ nằm ở bên trong nên bạn sẽ không thể nhìn thấy được chúng. Nếu bị nặng thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài và co lại vào bên trong sau khi đi vệ sinh.

Khi mang thai gặp trĩ nội bạn sẽ ít cảm thấy đau rát nhưng sẽ luôn có cảm giác như đi đại tiện chưa hết, có dịch nhầy tiết ra. Đặc biệt khi bị trĩ ở giai đoạn nhẹ bạn sẽ khó nhận ra và thường chỉ khi đến giai đoạn sa búi trĩ các mẹ bầu mới biết mình bị bệnh.

  • Trĩ ngoại

Trĩ ngoại được hình thành từ các tĩnh mạch dưới đường lược. Chúng nằm dưới hậu môn, nổi lên lớp da ngay gần hậu môn, dễ nhìn và sờ thấy được kể cả khi có kích thước nhỏ.

Mẹ bầu bị trĩ ngoài sẽ thường thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi ngồi hoặc tiếp xúc với quần áo. Bên cạnh đó bạn cũng có cảm giác ngứa rát và sưng xung quanh. Nếu không được điều trị chúng sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng.

2/ Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu bị trĩ khi mang thai ở giai đoạn đầu thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mệt mỏi, khó chịu và căng thẳng cho mẹ. Từ đó sẽ có những tác động tiêu cực đến thai nhi.

Ngoài ra khi chúng tiến triển nặng thì còn gây ra các vấn đề như búi trĩ sa nghẹt hoặc gây tắc mạch, viêm loét và nhiễm trùng. Đặc biệt những mẹ bầu bị trĩ nặng tiến hành đẻ thường sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn sau sinh và có thể gây ra các biến chứng khó lường khác.

3/ Mang bầu mà bị trĩ phải làm sao?

Có tới 90% mẹ bầu bị trĩ khi mang thai sẽ tự khỏi sau sinh, tuy nhiên đó là với những trường hợp trĩ nhẹ. Nếu bị nặng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp an toàn cho thai nhi và mẹ. Để điều trị tình trạng trĩ thì mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

  • Ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện. Mỗi lần ngâm trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.
  • Ngâm hậu môn bằng nước muối loãng cũng là một cách giúp giảm đau và sưng búi trĩ. Một ngày nên thực hiện 3 lần và mỗi lần 30 phút.
  • Chườm đá hậu môn mỗi ngày 3 lần cũng giúp bạn không còn bị khó chịu với bệnh trĩ.
  • Sử dụng thảo dược giã nát và đắp chúng lên hậu môn cũng thường hay được các mẹ bầu sử dụng. Một số thảo dược hay được lựa chọn là lá diếp cá và rau má. Người ta thường giã lấy nước uống và bã thì đắp lên búi trĩ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên tham khảo tư vấn từ các bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc hoặc kem bôi trĩ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị trĩ trên thị trường nên mẹ không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4/ Phòng ngừa tình trạng bị trĩ khi mang thai

Ngăn ngừa tình trạng táo bón chính là cách tốt nhất giúp bạn không bị trĩ khi mang thai. Để phòng ngừa tình trạng này thì bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống ưu tiên có nhiều chất xơ

Trong chế độ ăn hàng ngày mẹ bầu nên tăng cường bổ sung nhiều chất xơ hơn. Do chúng sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa, nhuận tràng và tăng khả năng hoạt động của ruột già. Vậy nên mẹ bầu nên bổ sung nhiều các thực phẩm sau: rau xanh, khoai lang, đu đủ, chuối, thanh long…

  • Nên ăn nhiều sữa chua

Sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn và axit có lợi cho đường tiêu hóa giúp dễ tiêu, chuyển hóa thức ăn nhanh hơn. Vậy nên đừng bỏ qua mà hãy luôn sử dụng 1 hộp sữa chua mỗi ngày.

  • Không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ

Bà bầu thường hay đói và thèm ăn nên nhiều người sẽ ăn no trong một bữa. Điều này không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như khiến cho bệnh trĩ thêm nặng hơn. Do đó mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa một ngày.

  • Uống đủ nước mỗi ngày

Nước uống hàng ngày là yếu tố cần thiết để bà bầu không bị thiếu ối. Nhưng quan trọng hơn với bà bầu bị trĩ là nước giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, làm mềm phân và tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng táo bón khiển trĩ bị nặng hơn.

Mẹ bầu nên uống đủ nước, kể cả khi không khát. Ngoài nước lọc thì mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng cách uống nước canh rau hoặc các loại nước ép.

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập các bài tập cho bà bầu trước khi sinh. Nó không chỉ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh mà cũng là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu ai cũng nên áp dụng.

  • Thay đổi thói quen và cách ngồi khi đại tiện

Với những bà bầu bị trĩ, nên thay đổi tư thế bằng cách kê chân lên chiếc ghế có chiều cao phù hợp. Tạo tư thế ngồi xổm để đại tiện thoải mái hơn và không nên ngồi đại tiện quá lâu. Đây là thói quen không tốt cho những người bị trĩ khi mang thai và tất cả mọi người.

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đại tiện

Sau khi đi đại tiện các mẹ bầu nên sử dụng vòi xịt thay cho việc sử dụng giấy vệ sinh. Vì chúng sẽ giúp vùng hậu môn luôn sạch sẽ, tránh gây viêm nhiễm, đau rát và khó chịu.

Bị trĩ khi mang thai sẽ không đáng lo ngại nếu bạn được tư vấn và điều trị đúng cách. Nếu cần giải đáp các câu hỏi liên quan hay đặt lịch thăm khám và tư vấn, bạn chỉ cần để lại thông tin tại FORM MẪUhoặc liên hệ Hotline. Đội ngũ bác sĩ và tổ chuyên môn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn miễn phí và nhanh nhất.

—----------------------------

DR THÀNH SƠN

GIEO MẦM HẠNH PHÚC

Địa chỉ: Lô 29, dự án 319, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Thời gian làm việc: từ 08h - 18h tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày Lễ Tết

Hotline: 078.666.9696

Facebook: DR Thành Sơn

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
42
Lượt xem

Bài viết khác