Chuyển tới nội dung
Sức khỏe sinh sản
Mang thai bị đau bụng mẹ bầu không nên chủ quan

Mang thai bị đau bụng mẹ bầu không nên chủ quan

20/04/2023

Tình trạng mang thai bị đau bụng là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Nắm rõ được nguyên nhân, vị trí và triệu chứng sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị kịp thời. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin cho tình trạng bệnh lý này.

1/ Nguyên nhân mang thai bị đau bụng

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng mang thai bị đau bụng ở mẹ bầu? Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:

  • Thai làm tổ trong buồng tử cung

Đây là hiện tượng bình thường mà rất nhiều người gặp phải khi mới mang thai. Lúc này phôi thai mới hình thành và làm tổ trong buồng tử cung. Mẹ sẽ cảm thấy hơi đau nhói, đau râm ran khó chịu và sẽ biến mất vài ngày sau đó.

  • Thai ngoài tử cung

Thai nhi bình thường sẽ làm tổ trong buồng tử cung. Nhưng một số chị em do viêm nhiễm vòi trứng, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc từng phẫu thuật nạo phá thai… thì phôi thai có thể sẽ phải làm tổ ở vòi trứng.

Khi gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung thì mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai. Kèm theo đó là triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường.

  • Mang thai bị đau bụng do táo bón

Trong giai đoạn mang thai hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, nhất là progesterone sẽ cao lên bất thường. Điều này sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa.

Bên cạnh đó là khi thi nhi phát triển trong tử cung sẽ chèn ép lên hệ tiêu hóa khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng làm ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa.

Từ những lý do trên khiến cho mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai và kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

  • Thai nhi đạp

Khi em bé ngày một phát triển hơn và chúng thường lấy hành động đạp vào bụng mẹ để giao tiếp với mọi người. Điều này thể hiện bé đang phát triển vô cùng khỏe mạnh.

Nhưng khi bé mới bắt đầu đạp, thành bụng của mẹ bầu sẽ trở lên căng cứng, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài quá lâu và sẽ dần biến mất theo thời gian. 

  • Bong nhau thai

Tình trạng này thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, không chỉ gây đau bụng mà còn kèm theo dịch âm đạo ra nhiều cùng với máu đỏ hoặc đen. Tình trạng đau đớn này là do tử cung dần trở lên căng cứng, mẹ cần lưu tâm đến tình trạng này.

mang-thai-bi-dau-bung-1.jpg (60 KB)

2/ Triệu chứng mang thai bị đau bụng qua các giai đoạn

Mang thai bị đau bụng qua mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có triệu chứng và mang lại các nguy hiểm khác nhau cho mẹ và bé. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

  • Tuần đầu tiên khi mới mang thai

Mang bầu đau bụng dưới khi mới mang thai là tình trạng bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Chúng không kéo dài nhiều ngày và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nên cần phải được theo sát sao. Bên cạnh đó với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu thì càng cần phải được theo dõi kỹ hơn vào giai đoạn này.

  • 3 tháng đầu thai kỳ

Cũng giống như việc mới mang thai ở tuần đầu tiên, lúc này mang thai bị đau bụng là hiện tượng bình thường. Do lúc này phôi thai bắt đầu bám vào thành tử cung và giảm dần sau 2 - 3 ngày.

  • 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thai kỳ tình trạng đau bụng xuất hiện là do tử cung phát triển và dây chằng căng ra để nâng đỡ thai nhi. Mẹ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và thay đổi tư thế nằm thoải mái thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện.

Tuy nhiên nếu xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau thành từng cơn thì mẹ cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

  • 3 tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ thường có rất nhiều. Do đó mẹ bầu cần phải theo dõi các triệu chứng khác cùng với đó.

Nếu các cơn đau dữ dội thì mẹ bầu cần phải đến ngay các cơ sở y tế. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng dành cho mẹ.

mang-thai-bi-dau-bung-2.jpg (41 KB)

3/ Các vị trí đau bụng mẹ bầu cần biết khi mang thai

Vị trí đau bụng khi mang bầu cũng giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi. Hãy theo dõi nội dung bên dưới đây để nắm được các thông tin cần thiết:

3.1 Mang thai đau bụng dưới

Mang thai bị đau bụng dưới ở bên trái hoặc bên phải có thể xuất hiện nhiều lần. Các cơn đau có thể tự giảm dần. Tuy nhiên nếu đau bụng dưới dữ dội, đau quằn quại và có thể thuyên giảm thì có thể bạn đang bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Đau quặn bụng dưới vào những tháng cuối thai kỳ cũng được cho là dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật, dọa sảy thai và mang thai ngoài tử cung.

Táo bón và rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới.

3.2 Mang thai đau bụng trên

Mang thai đau bụng trên có thể là do các vấn đề như chèn ép của tử cung khi thai nhi ngày càng lớn. Hoặc do ăn quá nhiều, da và cơ bắp bị căng ra khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu…

Nếu tình trạng này kéo dài và đau dữ dội thì cần phải tới ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Tránh gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

mang-thai-bi-dau-bung-me-bau-khong-nen-chu-quan.jpg (28 KB)

4/ Mang thai bị đau bụng cần đi khám khi nào?

Không phải trong trường hợp nào mang thai bị đau bụng cũng cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Nếu các cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cần tới thăm khám ngay lập tức:

  • Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn dữ dội kèm xuất huyết ra máu âm đạo.
  • Đau bụng từng cơn và tăng dần mà không có dấu hiệu suy giảm.
  • Đau bụng kèm theo đi ngoài, buồn nôn.
  • Đau bụng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, nhức đầu và tụt huyết áp.

Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Do đó cần tới các cơ sở y tế nhanh nhất để có được phương pháp điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn không còn lo lắng về tình trạng mang thai bị đau bụng nữa. Nếu cần giải đáp các câu hỏi liên quan hay đặt lịch thăm khám và tư vấn, bạn chỉ cần để lại thông tin tại FORM MẪU hoặc liên hệ Hotline. Đội ngũ bác sĩ và tổ chuyên môn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn miễn phí và nhanh nhất.


DR THÀNH SƠN - Gieo Mầm Hạnh Phúc

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
395
Lượt xem

Bài viết khác